Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Thông báo tổ chức ngày 1/6/2014


THÔNG BÁO

TỔ CHỨC NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1/6/2014

          Thực hiện kế hoạch của công đoàn cơ sở Bưu điện Đạm ri kết hợp với thư viện bưu điện Đạm Ri về việc tổ chức ngày quốc tế thiếu nhi năm 2014.
Bên cạnh những trò chơi hấp dẫn cùng những món quà thật ý nghĩa, Bưu điện xã Đạm Ri còn có một hoạt động không kém phần hấp dẫn cho các em thiêu nhi đó là cuộc thi tiếng anh qua mạng dành cho các em học sinh nhân ngày 1/6/2014.
Bưu điện xã Đạm ri xin thông báo tới toàn thể các em học sinh đang học tại các trường tiểu học, trung học tại thành phố Bảo Lộc vào lúc 7h30 phút ngày 1/6/2014 đến tại Bưu điện Đạm ri – Thôn 2 – xã Đạm Ri – Huyện Đạ Oai để tham dự ngày hội của chúng tôi .
          Để ngày hội của chúng tôi thực hiện thành công tốt đẹp, trân trọng kính mời.

Thông điệp


THÔNG ĐIỆP

Rau câu ( còn gọi là bột Jery TPS) là một thực phẩm được nhiều người biết đến, đây là một loại thực phẩm chứa nhiều yếu tố vi lượng, các axitamin, vitamin đặc biệt là hàm lượng chất sơ cao. Bột Rau Câu có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon mà bổ như: nấu rau câu trái dừa, làm thạch rau câu, nấu chè khúc bạch…… giúp cho ta: Thanh nhiệt, giải khát, da dẻ mịn màng, giảm cholesterol,nhuận tràng.

          Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bột rau câu nhưng đến với sản phẩm của công ty chúng tôi ( Bột Jery TPS ) các bạn sẽ thấy được sự hài lòng, với cách chế biến dễ dàng và giao hàng tận nơi, chúng tôi rất cần sự ủng hộ của các bạn.

          Hãy dùng thử ,  công ty chúng tôi chờ đợi những ý kiến của quý khách hàng.

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Phát triển nghề nghiệp cho sinh viên tại trường đại học

(GDVN) - Việc làm sau đại học không nhất thiết phải trùng với ngành học trong đại học. Trên thực tế, có rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã làm những nghề khác hẳn với chương trình đào tạo tại đại học.

Bài viết nhằm chia sẻ những suy nghĩ và trải nghiệm từ góc nhìn người chuyên viên nhân sự đối với các hoạt động nhằm phát triển nghề nghiệp cho các bạn sinh viên tại các trường đại học của tác giả Vũ Tuấn Anh trong loạt bài “Giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp Đại học và cao đẳng trong và ngoài nước chưa có việc làm đến năm 2020”. 
Sinh viên học đại học có thể chia làm ba loại căn bản. Thứ nhất: các em đã an tâm và sống chết với ngành đang học. Thứ hai: các em sinh viên sinh viên cảm nhận trung tính về ngành nghề đang học và thứ ba : các em sinh viên có cảm nhận rằng mình đã chọn sai nghề học tại đại học. 
Đối với trường hợp thứ ba, trong các trường đại học của chúng ta chưa có những chương trình quan tâm và biện pháp xử lý thấu đáo cho các em. Chương trình phát triển nghề nghiệp cho sinh viên cần nhằm mục đích giúp cho sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp.
Việc làm sau đại học không nhất thiết phải trùng với ngành học trong đại học. Trên thực tế, có rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã làm những nghề khác hẳn với chương trình đào tạo tại đại học. 
Xu hướng trên thế giới hướng tới đa ngành nghề nhằm giúp cho cá nhân tự thích nghi đáp ứng với những ngành mới hay những thay đổi trong những ngành hiện tại. Như vậy chương trình phát triển nghề nghiệp cần phải giúp cho sinh viên tiếp tục đánh giá lại những năng lực, tính cách, sở thích và đam mê ở bên trong mỗi cá nhân sinh viên và liên tục giúp cho họ đánh giá lại những ngành nghề có phù hợp hay không. 
Có rất nhiều sinh viên trong quá trình học phát hiện ra những ngành đang học không phù hợp với họ và mong muốn thay đổi hoặc chí ít tự chuẩn bị thêm cho mình để chuyển sang một ngành khác sau khi tốt nghiệp.
Các thầy cô giảng dạy hay cán bộ phụ trách tư vấn nghề nghiệp luôn luôn thường xuyên nhận được những câu hỏi rằng em có nên chuyển nghề này, em có nên thay đổi ngay khi các bạn đã học đại học.  Một chương trình phát triển nghề nghiệp đúng nghĩa sẽ giúp các em tự đánh giá và hoạch định kế hoạch nghề nghiệp cho mình. 
Nói một cách khác, công tác hướng nghiệp một lần nữa cần phải thực hiện song song với quá trình học tập tại bậc đại học. Các công cụ đánh giá năng lực, kỹ năng, tính cách và quan tâm nghề nghiệp, các thông tin về nghề nghiệp, các yếu tố thay đổi nghề nghiệp trong các ngành, dự báo về nguồn nhân lực cần phải liên tục được thông tin và truyền tải tới các bạn sinh viên. Các hoạt động này cũng rất cần thiết với các bạn sinh viên thuộc nhóm hai khi chưa có hiểu về nghề đang học. Các chương trình này cần thực hiện trong năm thứ 1 và 2 đặc biệt trong học kỳ đầu tiên của đại học khi các em mới thay đổi môi trường học. 
Một điều quan trọng kế tiếp để giúp sinh viên có được nghề nghiệp ổn định sau khi đi làm đó là giải thích, hỗ trợ cho các em hiểu đúng về học đại học hiệu quả. Các bạn sinh viên trẻ thường quan niệm học giỏi và đi làm là hai phạm trù không liên quan với nhau. Học lực rất quan trọng do học giỏi thì có thể không làm giỏi tuy nhiên học kém chắc chắn không làm tốt. 
Quan trọng nhất trong quá trình học tập nghiêm túc, các bạn sinh viên rèn luyện năng lực tư duy, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, sáng tạo , chịu áp lực v/v là những yếu tố quan trọng quyết định thành công sau khi đi làm. Ngoài ra học vấn cũng là tấm vé để cho các bạn lọt khỏi “ vòng gửi xe“ - xét duyệt hồ sơ tại các doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường lao động. Các chương trình và hoạt động khuyến học cần thực hiện bởi khoa, đoàn thanh niên và các câu lạc bộ tại trường đại học sẽ giúp thúc đẩy học đại học hiệu quả. Ngoài ra các chương trình thay đổi và phát triển nhận thức học đại học cho đúng cũng nên thường xuyên tiến hành và duy trì. 
Mục tiêu kế tiếp của chương trình phát triển nghề nghiệp đó là nhằm giúp cho các bạn sinh viên có được nền tảng chung của một người lao động chuyên nghiệp trong tương lai. Các hoạt động này chung cho cả ba đối tượng sinh viên nói trên vì ngành nào, nghề nào cũng cần có các nền tảng này.
Các chương trình và hoạt động này nhằm giúp giải quyết các vấn đề chúng ta thường thấy doanh nghiệp trong và ngoài nước than phiền rất nhiều. Các vấn đề chung có thể tổng kết đó là 1- kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp  2- tiếng Anh 3- Tác phong và thái độ  làm việc chuyên nghiệp 4- Sáng tạo 5- Tư duy hệ thống 6- Khung năng lực. 
Quan trọng nhất của chương trình này nhằm vượt qua bình quân chủ nghĩa đang ngự trị trong giới trẻ thông qua ba chữ Sống  Lờ Vờ, Học Lờ Mờ sẽ dẫn tới Làm Lờ Đờ trong tương lai. Các bạn trẻ cần phải có nhiệt huyết, máu lửa và chiến đấu hết mình cho chính tương lai của mình và gia đình. 
Một khi lửa đã được thắp lên trong mỗi cá nhân người học sinh, tự họ sẽ chuẩn bị cho mình nền tảng nghề nghiệp hiệu quả. Trong giai đoạn này tôi khuyến cáo các bạn nên đọc hai quyển sách “7 thói quen của người thành đạt“ và “Từ tốt tới vĩ đại“. Các chương trình phát triển cốt lõi cho sinh viên cần được thực hiện từ năm thứ hai cho tới năm thứ ba tại các trường đại học. 
Chương trình tiếp cận và tìm việc làm cho sinh viên là nhóm hoạt động cuối cùng trong chương trình phát triển nghề nghiệp. Trên thực tế, phòng quan hệ doanh nghiệp tại các trường thực hiện nhiều hoạt động trong chương trình này. Các hoạt động bao gồm 1 – giúp sinh viên tiếp cận công việc thực tế qua thăm quan, hội thảo từ phía công ty 2- các chương trình thực tập – kiến tập tại công ty 3- các hoạt động đào tạo phát triển các kỹ năng liên quan trực tiếp như viết CV, phỏng vấn, thử việc. 4- các chương trình tư vấn và hỗ trợ. Các hoạt động này nên thực hiện sớm từ năm thứ 3 tới năm thứ 4 để giúp sinh viên hiệu quả. 
Trên đây là hệ thống các chương trình nhằm giúp các bạn sinh viên hiểu về việc làm, chuẩn bị bản thân cho việc làm và tích cực thực hiện tìm việc làm thành công. Các trường đại học cần tiếp cận giải quyết các chương trình việc làm sinh viên theo triết lý cộng hưởng. Cộng hưởng nội bộ giữa các khoa, phòng trong trường cùng nhau tạo nên một hệ thống hướng nghiệp và phát triển nghề nghiệp hiệu quả. Cộng hưởng bên ngoài với các doanh nghiệp, các hiệp hội, các chương trình hỗ trợ, các doanh nghiệp xã hội nhằm gia tăng giá trị cho các chương trình hướng nghiệp cho sinh viên. /.
                                                                                              

"Lòng trung thực sẽ theo suốt cuộc đời người thầy"

(GDVN) - “Trong giáo dục luôn phải nêu cao tấm gương người thầy, tại sao tôi năm nay 76 tuổi nhưng tôi vẫn phải đi làm thí nghiệm, vì tôi muốn những số liệu đó là thật"

Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu khẳng định như vậy khi nói về tính trung thực của con người và lòng trung thực ở mỗi nhà giáo. Trước thực trạng hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều tình trạng “đạo văn”, lo ngại trước vấn đề lòng trung thực của người làm khoa học đang một giảm, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc phỏng vấn GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu để làm rõ nguyên nhân, động cơ của tính không trung thực.
Tư tưởng bằng cấp khiến lòng trung thực giảm đi
PV: Thưa GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu, trong vài năm gần đây chúng ta phát hiện nhiều nhà khoa học có dấu hiệu “đạo văn”, những công trình khoa học của họ thường đi chép lại từ công trình trước để lại, xã hội lên án về vấn đề không trung thực trong nghiên cứu khoa học. Theo GS, vì đâu có tình trạng này?
GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: Nguyên nhân theo tôi thì có nhiều, nhưng có lẽ tư tưởng bằng cấp của ta nặng quá, quá coi trọng mảnh bằng. Vô hình chung chẳng cứ những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo mà ngay cả quan chức cũng bằng này, bằng kia. Vì đôi khi cũng do hoàn cảnh xã hội, xã hội chuẩn hóa thì phải có bằng cấp, bằng cấp sẽ có lợi cho chức vụ, có được động lực hơn.
Anh hùng lao động, GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: "Lòng trung thực sẽ luôn theo suốt cuộc đời người thầy".
Thứ hai, lương của nhà khoa học bây giờ để nói sống được là rất khó, buộc người ta phải xoay sở, mà đã xoay sở thì phải có bằng cấp để xin chỗ này, chỗ kia, cũng là vừa háo danh và cũng là từ trực tiếp cuộc sống buộc họ phải làm vậy. 
Thứ ba, càng ngày thì càng người khôn của khó, như thế hệ của chúng tôi trước kia là làm thật lực, làm thật chứ không có chuyện lơ mơ. Cho đến tuổi này tôi vẫn phải lên phòng thí nghiệm vì tôi vẫn đang hướng dẫn nghiên cứu sinh, và trực tiếp làm thì tôi kiểm tra được phản ứng, được vật liệu đó như thế nào. 
Ngay tại Trung tâm của tôi cũng có một số không tập trung cho chuyên môn, con số này cũng phải 20-30%, họ ngại vất vả nhưng lại thích bấm máy để máy làm thay. Giờ người ta muốn nhanh đạt được một kết quả gì đó bằng sức lao động ít nhất, cái này là xu hướng rất nguy hiểm, không coi trọng thực chất.
Thưa GS, liệu các nhà khoa học trong khi nghiên cứu có chịu sức ép nào khách quan không?
GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: Có, cái này có. Họ muốn làm ít nhưng lại muốn hưởng nhiều. Tôi hiện đang làm Phó tổng biên tập Tạp chí Hóa học thì thấy rằng, có nhiều trường hợp gửi bài nhưng không dễ gì được đăng nên cứ bôi ra. Hiện có một cái lớn nhất bao trùm lên các nhà khoa học là niềm tin của con người. 
Chữ “Tín” là hàng đầu
GS là một nhà khoa học, cũng đã hướng dẫn nghiên cứu sinh nhiều thì ông thấy chữ “Tín” đóng vai trò như thế nào ở mỗi con người?
GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: Tôi tin độ trung thực của con người rồi cũng phải lên dần. Một đất nước, một con người như Nhật Bản tôi nghĩ mình không biết học bao giờ mới bằng họ, họ làm việc nghiêm túc và tôn trọng nhau, người giỏi cũng rất khiêm tốn, tôn trọng người không được bằng họ. 
Nhất là tính trung thực của mình tôi thấy rất kém. Tôi làm như vậy nhưng rồi cuối cùng cũng phải duyệt bài cho học trò được đăng. Có người làm thực nghiệm rất ẩu, nhưng lại không chịu học những người xung quanh, đến lúc làm ra số liệu một bảng đẹp đến mức người giỏi cũng khó làm được như vậy, vậy thì có tin được hay không?
Như GS nói, tính trung thực của nhà khoa học ở ta đang có xu hướng kém đi?. 
GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: Tôi nghĩ không nên quá khái quát, nhưng đâu đó chuyện này vẫn xảy ra, tuy vậy vấn đề không trung thực trong làm khoa học cần phải nêu. Theo suy nghĩ của tôi có thực trạng không trung thực nhưng hiện không phải là phổ biến. Chiều sâu của lòng trung thực không trung thực là đầu tư không đến nơi đến chốn. 
Trong làm khoa học bây giờ khó khăn nhất là đầu tư vốn không tới nơi tới chốn. Chi ngân sách cho khoa học hàng năm chỉ có 2%, trong đó 2/3 lại đưa về các sở (địa phương) là hết. Vấn đề này quản lý rất lỏng lẻo.
Nể nang là mảnh đất cho tiêu cực phát sinh
Theo GS, một nhà khoa học ngoài trí tuệ ra thì còn cần điều gì?
GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: Bản thân các nhà khoa học cũng có nghề nghiệp, cũng muốn làm tử tế, nhưng cũng bị áp lực nhiều. Tôi biết, ở doanh nghiệp quan tâm nhiều tới số liệu hơn là làm khoa học. Bảo nhà nước không quan tâm thì không đúng, nhưng chưa đủ và khiến người làm khoa học loay hoay, loay hoay thì thể nào cũng đẻ ra vấn đề này, vấn đề khác.
Vậy trung thực ở đâu? Ngày xưa người ta khổ như nhau, cũng không có gì để vun vén cho cá nhân nhiều như bây giờ nên trung thực dễ hơn bây giờ, họ không có mục đích gì ngoài làm việc. Về sau này thì trung thực càng mờ đi.
Không trung thực cũng có nguyên nhân từ chuyện nể nang, nể nang chính là mảnh đất cho tiêu cực phát sinh. Chính tôi tôi cũng thấy nhiều lúc mình nể nang để cho tiêu cực phát sinh. Nếu như tất cả thẳng thắn với nhau thì chuyện trung thực dễ tồn tại.
GS có nghĩ tính không trung thực là biểu hiện của lòng tham?
GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: Cũng có thể, vì anh muốn đạt được điều gì đó mà chỉ vun vén cho mình. Tại sao lại không  trung thực, vì không muốn lao động để ra một thành quả gì đó. 
Ngay một sự việc mới nhất đang diễn ra tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, một lãnh đạo nhà trường là Hiệu phó Nguyễn Cảnh Lương bị “tố” đạo luận án Phó tiến sỹ cách đây 20 năm. Sự việc đang được Bộ GD&ĐT xác minh làm rõ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ông Nguyễn Cảnh Lương có biểu hiện không trung thực khi trong công trình của mình không chú thích rõ ràng phần mình làm được, chưa làm được hay phát triển công trình của ai? Mặc dù Hội đồng khoa học chấm luận án đã nhắc nhở. Để rồi sự việc đến tai dư luận, nhiều người cho rằng đó là biểu hiện của tính không trung thực? GS nghĩ sao?
GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: Chỗ này là chỗ rất dở. Tôi đọc thì thấy, nếu anh Lương có trích dẫn đàng hoàng thì không ai nói được điều gì, vì trong khoa học phải có tính thừa kế, nếu thầy đã làm mà trò đi theo thầy cũng là chuyện bình thường. Nhưng đằng này anh Lương không trích dẫn, đó là cái dở, có nhiều lập lờ ở chỗ này.
Chỗ này nhiều người nói là biểu hiện của không trung thực là đúng. Làm nghiên cứu khoa học cái gì cũng phải nghiên cứu rất kỹ tổng quan, cụ thể trong từng chương phải có trích dẫn rõ ràng, ai đã làm tới đâu, mình làm tới đâu. Tệ nhất là lập lờ không trích dẫn.
Nếu nói anh Lương vô tình thì không đúng, vì trích dẫn là chuyện đương nhiên phải làm, còn không trích dẫn là chuyện cố tình chứ không phải cẩu thả. 
Tính trung thực đối với một người thầy có ý nghĩa như thế nào đối với sinh viên, thưa GS?
GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: Trong giáo dục luôn luôn phải nêu cao tấm gương người thầy. Qua chuyện của Hiệu phó Nguyễn Cảnh Lương trường Đại học Bách khoa phải thấy rõ đây không phải là chuyện “nước chảy bèo trôi”, mà là chuyện rất nghiêm trọng. Làm nhà giáo thì tính trung thực đi suốt cả cuộc đời. Tại sao tôi năm nay 76 tuổi nhưng tôi vẫn phải đi làm thí nghiệm, vì tôi muốn những số liệu đó là thật, tôi mà làm thật thì không ai lừa dối tôi được.
Vì tôi biết phản ứng hóa học xảy ra như thế nào, làm thật là điều vui nhất của mình. Còn nếu làm nhà giáo mà không trung thực thì làm sao có thể nói được các thế hệ sau. 
Để nâng cao tính trung thực trong mỗi con người, nhất là người thầy thì cần có gì, thưa GS?
GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu: Cũng giống như giao thông, chắc phải tuyên truyền để ngấm dần, kèm theo đó là tạo điều kiện làm việc tốt hơn. 
Trân trọng cảm ơn GS. TSKH. Trần Vĩnh Diệu./.
“Tôi chỉ tố cáo tính không trung thực”
Liên quan tới nội dung tố cáo của Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thành -người đứng đơn tố cáo Hiệu phó Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Cảnh Lương (Luận án phó tiến sĩ khoa học Toán – Lý của PGS.TS Nguyễn Cảnh Lương, phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội bảo vệ năm 1996 bị ‘tố’ đã chép lại gần 100% nhiều nội dung trong luận án Phó tiến sĩ Khoa học của PGS.TS Đặng Văn Khải, được bảo vệ trước đó 10 năm (1986), chia sẻ: “Khi làm khoa học, việc kế thừa là tất yếu, nhưng phải làm rõ phần mình đã dùng của người khác, không được nhận tất cả phần kế thừa của người khác là của “riêng” mình”.
Tiến sỹ Thành cũng cho biết, ông không tố cáo về nội dung học thuật, tính đúng, sai cũng như chất lượng luận án của PGS. Nguyễn Cảnh Lương. “Tôi chỉ tố cáo về hành vi không trung thực của người thực hiện luận án. Bởi theo Tiến sỹ Thành, nếu nói là “sơ suất” không chú thích rõ nguồn gốc của các công trình trước đó mà PGS. Lương áp dụng trong luận án của mình, thì tại sao sau nhiều năm PGS. Lương không đính chính lại bản cuối đã nộp lưu trữ tại Thư viện Quốc gia?. 
Hơn nữa, đây không thể coi là “sơ suất” được khi trước lúc bảo vệ luận án năm 1996, từ Chủ tịch Hội đồng tới các thành viên phản biện trong Hội đồng chấm đã nhắc PGS. Nguyễn Cảnh Lương phải chú thích rõ ràng?
Tiến sỹ Thành cũng khẳng định, rất mong Bộ GD&ĐT nhanh chóng thành lập Hội đồng thẩm định để làm sáng tỏ nội dung hai luận án này vì đây liên quan tới danh dự của từng cá nhân và của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đồng thời người tố cáo cũng cho rằng, cần phải được phản biện công khai với Hội đồng thẩm định cũng như những chuyên gia Toán học để làm sáng tỏ được nội dung tố cáo. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thành khẳng định, sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu nội dung tố cáo là sai.
Trước đó, PGS.TS Nguyễn Cảnh Lương, Hiệu phó Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, những nội dung vụ việc trong đơn tố cáo nên để cho cơ quan chức năng của Bộ GD&ĐT xác minh và đưa ra kết luận.
                                                                                       XUÂN TRUNG (THỰC HIỆN)

Mua chịu bánh, kẹo “thưởng” tết cho giáo viên

(GDVN) - Nghề giáo là nghề cao quý, nhưng chuyện thưởng tết cho giáo viên lại chưa được đúng nghĩa theo từ “cao quý” chút nào!

Thông tin năm nay nhiều doanh nghiệp có mức thưởng tết cho cán bộ, công nhân lên đến hàng chục tới trăm triệu đã khiến nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên miền núi không khỏi chạnh lòng.
Trong  chuyến công tác tại các huyện miền núi Thanh Hóa, PV báo Giáo dục Việt Nam đã có dịp lắng nghe những câu chuyện "thưởng" tết “cười ra nước mắt” đối với giáo viên vùng cao. 
Nhiều người khi đề cập đến vấn đề này còn lắc đầu ngán ngẩm bởi chỉ cần nhắc đến nó thôi đã là một ý nghĩ quá "xa xỉ" đối với họ. Nhiều giáo viên vùng xuôi có thâm niên lên miền núi công tác, nhiều người chỉ mong tết đến để được về đoàn tụ với gia đình…
Tại nhiều điểm trường, cơ sở vật chất đang còn gặp nhiều khó khăn, nhiều giáo viên còn không nghĩ đến chuyện "thưởng" tết
Là người có thâm niên công tác trong ngành giáo dục nhiều năm, thầy Lê Xuân Sinh, Hiệu trưởng trường  THCS thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) cho biết: “Nói thưởng tết cho oai, đỡ chạnh lòng chứ thật ra có gì đâu. 
Nói chung, các trường miền núi thì không thể  lấy đâu ra kinh phí mà lo chuyện thưởng tết cho giáo viên. Có chăng nếu cân đối tiết kiệm  thu chi thì cuối năm  mới có chút quà khoảng 100 – 150 nghìn gọi là động viên giáo viên tiếp tục cống hiến với nghề. 
Nghe đến chuyện các doanh nghiệp thưởng tết cho cán bộ với số tiền lớn, ngẫm đến mình mà chạnh lòng, tủi thân. Ở đây chỉ mong học sinh đi học đầy đủ là đã hạnh phúc lắm rồi chứ nghĩ gì đến chuyện thưởng tết cho giáo viên”.
Tại những nơi cách xa trung tâm huyện như Giao Thiện (Lang Chánh, Thanh Hóa) chuyện thưởng tết cho giáo viên trong trường nghe chừng có vẻ đặc biệt hơn. Thầy Phạm Chí Thọ, Phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú THCS  Giao Thiện (Lang Chánh) cho biết: “Học sinh trong nhà trường chủ yếu là ở nội trú (nhà trường có 75 học sinh nội trú và 148 học sinh bán trú). Hiện tại, điều kiện của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, nguồn kinh hỗ trợ của nhà nước cấp cho nhà trường đều sử dụng vào việc tu sửa có sở vật chất để dạy học và nuôi học sinh. 
Ngoài việc dạy học, thầy cô còn phải tự túc nuôi lợn, trồng rau để cải thiện bữa ăn cho các em. Vì kinh phí khó khăn nên trong quá trình tăng gia sản xuất thêm, chúng tôi sẽ trích lại một phần số tiền có được từ việc bán lợn, bán rau để mua quà thưởng cho giáo viên vào dịp tết. Năm nay có lẽ mức thưởng có lẽ cũng chẳng khá hơn, có khi còn thấp hơn ấy chứ”.
Đối với nhiều thầy cô giáo công tác trên vùng cao, việc học sinh đến trường học đầy đủ đã trở thành "phần thưởng" lớn lao
Trao đổi về mức "thưởng" tết đối với những người làm công tác giáo dục, cô Lê Thị Luyến – Trưởng phòng giáo dục huyện Lang Chánh tỏ vẻ xúc động: “Ở đây chuyện thưởng tết nghe chừng hiếm lắm, có nơi còn không có. Có trường vì ít kinh phí hoạt động, không cân đối được ngân sách nên khi đến dịp giáp tết, hiệu trưởng còn phải ra ngoài quán tạp hóa mua chịu bánh kẹo để làm quà cho giáo viên, nghĩ mà tủi thân. Do vậy, trường nào cân đối được nguồn kinh phí hợp lý thì có quà tết, thưởng tết cho giáo viên. Tuy nhiên mức thưởng cho giáo viên chỉ trên dưới 100 ngàn đồng”. 
Nói về chuyện "thưởng" tết năm 2014 cho giáo viên trên địa bàn huyện Lang Chánh cô Luyến lắc đầu: “năm nay cũng chưa biết thế nào? Có khi còn phải phụ thuộc vào tình hình”.
Ở vùng núi cao, do điều kiện địa hình đi lại gặp nhiều khó khăn, nhiều giáo viên còn phải dựng lán trại trong khuôn viên trường để tiện sinh hoạt và làm việc. Cuộc sống vất vả khiến công tác giảng dạy của giáo viên và học sinh ít nhiều bị ảnh hưởng. Cũng như các đồng nghiệp ở nhiều nơi khác, nhiều giáo viên tại các khu lẻ của huyện Bá Thước ( Lũng Cao, Cao Sơn cách xa trung tâm vài chục km) còn không có tâm trí nghĩ đến chuyện "thưởng" tết. Có người chỉ  mong muốn có được chỗ ở để yên tâm giảng dạy là vui lắm rồi.
“Năm nào công đoàn nhà trường cân đối được ngân sách thì hỗ trợ mỗi người 50 – 100 nghìn, có năm không có gì. Số tiền trên chỉ đủ mua vài gói bánh kẹo cho có không khí tết chứ có to tát gì. Ở trên này học sinh ít lắm, nhiều khi phải đến nhà cho kẹo và vận động các em đi học mới có học sinh để dạy, nên còn thời gian đâu mà nghĩ đến chuyện thưởng tết. Cô Nguyễn Thị Yến, trường tiểu học Lũng Cao 2 (khu Cao Hong, xã Lũng Cao, Bá Thước) cho biết.
Sau mỗi giờ dạy, nhiều thầy cô giáo còn phải trồng rau,nuôi lợn để cải thiện bữa ăn
Đối với nhiều giáo viên vùng xuôi có nhiều năm công tác tại trường phổ thông Cao Sơn (huyện Bá Thước) thì câu chuyện "thưởng" tết dường như như ít được các thầy giáo ở đây quan tâm. Cái mà họ mong muốn lại là một chuyện khác: “Ở vùng Cao Sơn khó khăn này, chúng tôi chỉ cố gắng làm tốt công tác giáo dục, chỉ mong mong muốn được nâng cao dân trí cho dân bản. 
Đối với học sinh giỏi của nhà trường, cứ đến dịp tết nhất hay tổng kết năm học là ban ngân sách của thôn lại thưởng quà cho các em, trị giá mỗi xuất quà là 5 – 10 kg lúa để động viên. Còn đối với giáo viên, mỗi dịp gần đến tết, anh em giáo viên ở đây lại háo hức thu dọn đồ đạc để chuẩn bị về quê ăn tết với gia đình. Được về sum họp với gia đình ở dưới xuôi đã là niềm hạnh phúc lắm rồi!”, thầy Trịnh Văn Dũng, hiệu trưởng trường phổ thông Cao Sơn chia sẻ.
Đối với một số huyện miền núi khác như Mường Lát, Quan Sơn... tại một số điểm trường khó khăn, có những giáo viên nhiều năm liền chưa hề biết đến chuyện "thưởng" tết là gì. 
Tại một số vùng đồng bằng, việc thưởng tết cho giáo viên cũng chẳng khá khẩm hơn là bao. Chẳng cần nói đâu xa tại nhiều trường đóng trên địa bàn TP Thanh Hóa, nơi được cho là có điều kiện làm công tác giáo dục hơn so với nhiều vùng khác thì mức "thưởng" tết cho giáo viên cũng chẳng đáng bao nhiêu: “Nhìn chung  đối với các nhà trường nằm trong sự quản lý phòng giáo dục thành phố thì mức thưởng tết cho giáo viên cũng chỉ khoảng 300 nghìn và không vượt quá 500 nghìn đồng. Số tiền trên do các trường tự cân đối.”, thầy Nguyễn Ngọc Dũng, trưởng phòng giáo dục thành phố Thanh Hóa cho biết.
Trao đổi với PV báo Giáo dục Việt Nam, thầy Trần Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết: “Vì thưởng tết không có trong quy định của ngành giáo dục nên không có nguồn để bố trí. Việc thưởng tết hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của từng trường. Một số cơ quan nếu tiết kiệm được kinh phí hoạt động thì cuối năm mới có tiền để thể trích ra mua quà cho giáo viên. Quà tết chẳng qua là động viên anh anh em yêu nghề và gắn bó với nghề chứ nói chuyện thưởng thì to tát quá”./.
                                                                                                                        CÁT DỰ

Kiến nghị một kỳ thi quốc gia duy nhất – kỳ thi tốt nghiệp THPT


13/01/14 07:15
(GDVN) - Trước thực tế có hai cuộc thi quốc gia (tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) được tổ chức quá gần nhau, nhiều chuyên gia kiến nghị bỏ tuyển sinh ĐH, CĐ.
Nói về kỳ thi “ba chung” bấy lâu nay, ông Đỗ Văn Chừng, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT), người xây dựng đề án thi ba chung những năm trước cho biết, theo đề án ban đầu ba chung không có điểm sàn, tuy nhiên sau này Bộ GD&ĐT bắt đầu thêm điểm sàn để “sàng lọc” những thí sinh yếu kém. 
Khởi thủy của “ba chung”, theo ông Chừng xuất phát từ lợi ích của nhân dân: “Chúng tôi làm nhiều năm, năm nào cũng thấy bố mẹ các em đưa đi thi khổ quá, tốn kém quá, chứng kiến nhiều trường hợp bố mẹ khóc vì con ngủ quên không được vào thi. Trong đề án ba chung chúng tôi tuyệt nhiên không nói về điểm sàn, vì Bộ đã phân cấp cho các trường điểm xét tuyển. Nhưng hiện nay mỗi năm có 1 triệu thí sinh đi thi thì tốn kém khoảng 1,5 nghìn tỷ, chính kỳ tuyển sinh đại học mới là kỳ thi tốn kém nhất” ông Chừng nói.
Ông Đỗ Văn Chừng, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT). Ảnh Xuân Trung
Cho tới bây giờ nhiều người vẫn chưa hiểu đầy đủ về “ba chúng”, theo ông Chừng “ba chúng” không phải là chung điểm sàn mà là sử dụng chung kết quả thì,…Cha đẻ của “bà chúng” cũng cho biết, trong đề án “ba chung” có hai giai đoạn, giai đoạn một đã thực hiện và đang thực hiện, giai đoạn hai là tiến tới một kỳ thi quốc gia duy nhất, đó là làm tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, lấy đó là căn cứ chính để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
“Tôi nghĩ đầu vào đại học điều kiện cần là tốt nghiệp THPT, nếu có điều kiện về xét tuyển thì Bộ GD&ĐT cũng phải nói rõ: Xét tuyển có thể căn cứ vào kết quả tốt nghiệp THPT. Nếu chúng ta chuyển càng sớm sang một kỳ thi quốc gia duy nhất thì xã hội đỡ tốn kém, đó là một cơ chế cơ bản để giảm tình trạng luyện thi tràn lan như hiện nay” ông Đỗ Văn Chừng khẳng định.
GS. Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng trường Đại học DL Hải Phòng cũng cho biết, trong dự thảo về tự chủ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT vừa qua chưa coi trọng tính tự chủ thực sự của các trường. GS. Nghị “định nghĩa” lại rằng “tự chủ” giáo dục tức là trường được làm tất cả nhưng gì trong phạm vi của pháp luật không cấm.
Nhận định về hai kỳ thi quốc gia gần nhau, GS. Nghị nêu quan điểm: “Hai kỳ thi này tôi cảm giác tốn quá nhiều tiền công của của nhà nước, nếu được bỏ kỳ thi tôi nghĩ nên bỏ thi đại học. Việc cần có một kỳ thi thực sự, nghiêm túc là kỳ thi tốt nghiệp THPT, đây là kỳ thi đi theo suốt cuộc đời của học sinh”.
GS. Trần Huux Nghị, Hiệu trưởng ĐH DL Hải Phòng. Ảnh Xuân Trung
Lãnh đạo trường Đại học DL Hải Phòng đặt câu hỏi, nếu cảm thấy một kỳ thi quốc gia khó thực hiện, vậy tại sao chúng ta không lấy lực lượng của hai kỳ thi này để làm tốt một kỳ thi tốt nghiệp THPT, tại sao chúng ta không lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT để làm đầu vào của đại học?
Bà Trần Kim Phương, Chủ tịch HĐQT trường Cao đẳng Asean cho biết, theo quy luật quốc tế chúng ta phải tiến tới bỏ tuyển sinh đại học, làm điều này càng sớm càng tốt để xã hội bớt tốn kém, cha mẹ học sinh đỡ khổ. 
Ông Vũ Duy Chu – Chủ tịch HĐQT trường Đại học Đông Á nêu vấn đề, kỳ tuyển sinh đại học của chúng ta hiện nay đã quá lạc hậu. Bởi cách làm của Bộ bấy lâu nay vẫn duy trì một cơ chế “xin – cho”. Quan điểm của ông Chứ, Bộ GD&ĐT hãy cho các trường được tự chủ hoàn toàn, chấm dứt quy định trình đề án. 
“Chúng tôi không cần ba chung của Bộ, Bộ cứ để cho chúng tôi tự chủ trong tuyển sinh, chúng tôi sẽ biết cách tuyển như thế nào” ông Chu khẳng định.
Ông Vũ Duy Chu – Chủ tịch HĐQT trường Đại học Đông Á: Bộ GD&ĐT cứ để trường tự chủ tuyển sinh, chúng tôi sẽ tự biết cách tuyển như thế nào. Ảnh Xuân Trung
Lãnh đạo trường Đại học Cửu Long cũng cho biết, Bộ GD&ĐT phải có  một “chuẩn” quốc gia để làm đầu vào đại học, và học sinh tốt nghiệp THPT loại trung bình trở lên đều có quyền học đại học. Bộ GD&ĐT không nên “ép” các trường trình đề án và duyệt, bởi Bộ không thể có đủ người, đủ thời gian làm việc này.
“Tính tự chủ của các trường là ở chỗ này, trường phải làm sao có đề án đưa ra để người dân chấp nhận cho con theo học, đề án đó phải đưa ra được quá trình đào tạo như thế nào để xã hội chấp nhận. Đề án này là do trường tự làm, công bố công khai. Chúng ta không nên có kỳ thi đại học mà chỉ có thi tốt nghiệp THPT, đặc biệt không thể có quy định miễn 20% thi tốt nghiệp THPT, như vậy sẽ dẫn tới tiêu cực từ giáo viên với hiệu trưởng” vị này cho biết.
Chia sẻ với ý kiến các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, GS. Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập cho biết, để đánh giá đúng thì điểm sàn đại học hàng năm phải bỏ, và bỏ ngay từ năm nay. Có thể chấp nhận trở lại thi “ba chung” như trước kia nhưng Bộ GD&ĐT phải để các trường thi riêng được sử dụng kết quả thi ba chung trong quá trình xét tuyển, hoặc có thể liên kết với các trường trong quá trình tổ chức thi.
“Tiến tới năm 2015 chỉ có một kỳ thi, kỳ thi đó khẳng định là kỳ thi tốt nghiệp THPT, đây là kỳ thi cho ra một bằng cấp có giá trị suốt đời cho một con người, thậm chí có giá trị quốc tế nếu học sinh đó ra nước ngoài học. Ngược lại, kết quả tuyển sing đại học không mang lại nhiều ý nghĩa, dứt khoát kỳ thi tốt nghiệp THPT năm tới phải làm nghiêm túc, lấy kết quả đó làm cơ sở dùng để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng” GS. Trần Hồng Quân đề nghị.
                                                                                                                        XUÂN TRUNG