Hoạt động thư viện

Thông báo v/v phục vụ khai thác internet miễn phí tại thư viện

Thư viện Xã Tân Châu được Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” do quỹ Bill and Melinda Gates tài trợ trong năm 2013.

Nhằm tạo điều kiện cho bạn đọc được hưởng lợi từ dự án trên, Thư viện sẽ phục vụ bạn đọc khai thác Internet miễn phí từ  ngày 15  tháng  9 năm 2013.

- Thời gian mở cửa:

+ Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.

+ Sáng: Từ 7h30  đến 11 giờ .

+ Chiều: Từ 13h30 đến 20 giờ 00 phút.

- Địa điểm: UBND xã Tân Châu. Thôn 9 - Tân Châu - Di Linh - Lâm Đồng.

Thư viện xã Tân Châu xin thông báo đến tất cả bạn đọc được biết.





NỘI QUY SỬ DỤNG MÁY TÍNH TẠI THƯ VIỆN XÃ TÂN CHÂU ĐỂ TRUY CẬP INTERNET

SỞ VH,TT&DL LÂM ĐỒNG
THƯ VIỆN XÃ TÂN CHÂU
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NỘI QUY

Quản lý và sử dụng máy tính, truy cập internet

Tại Thư viện xã Tân Châu

Điểm tiếp nhận Dự án BMGF-VN



I. Thời gian mở cửa:

- Từ thứ hai đến thứ 6.

- Giờ mở cửa:

+ Sáng: Từ 7h30  đến 11 giờ .

+ Chiều: Từ 13h30 đến 20 giờ 00 phút..

II. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng:

- Mọi công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại địa phương có quyền được sử dụng máy tính và truy cập Internet miễn phí tại Thư viện để đáp ứng nhu cầu thông tin, học tập, nghiên cứu, giải trí của cá nhân phù hợp với nội quy của thư viện.

- Thực hiện nếp sống văn minh: trang phục lịch sự, các đồ dùng để đúng nơi quy định..

- Không được tự ý cài đặt, sửa chữa, thay đổi cấu hình hệ thống máy tính và có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn, trang thiết bị máy tính cũng như các tài sản khác của thư viện. Trường hợp sử dụng USB phải báo cáo với cán bộ quản lý.

- Mỗi lượt bạn đọc được sử dụng máy tính 90 phút/lượt. Sau khi hết thời gian quy định, nếu còn máy chưa có người sử dụng thì được đăng ký lượt tiếp theo.

- Không được truy cập những trang Web có nội dung chống lại chính sách, pháp luật của Nhà nước CHXHCNVN, gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội. Không truy cập, lưu trữ và truyền bá các thông tin, hình ảnh đồi trụy, vi phạm thuần phong mỹ tục; đe dọa, quấy rối, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác. Mọi vi phạm đều được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Không đánh cắp và sử dụng mật khẩu, khoá mật mã, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân hoặc phổ biến cho người khác sử dụng. Không phát tác các chương trình virus cho máy tính và internet

- Bạn đọc có trách nhiệm bảo vệ và giữ tài sản, trang thiết bị, máy tính và các tài sản khác của thư viện.

- Khi phát hiện các trang thông tin, dịch vụ trên Internet có nội dung chống lại chính sách và pháp luật của Nhà nước, gây mất an ninh, trật tự xã hội, người sử dụng phải nhanh chóng thông báo cho cán bộ thư viện để xử lý.

- Trẻ em dưới 16 tuổi khi sử dụng máy tính, truy cập Internet phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của cán bộ thư viện.

- Người sử dụng máy tính và truy cập Internet trong thư viện chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình xây dựng, lưu trữ trong máy tính và truyền tải trên internet.

III. Quyền và trách nhiệm của thư viện:

Cán bộ quản lý phòng truy cập Internet tạo mọi điều kiện để người dân được sử dụng máy tính và internet trong thư viện và cán bộ phòng máy có nhiệm vụ:

- Phổ biến, giới thiệu và hướng dẫn cho cộng đồng dân cư tại địa phương biết sử dụng máy tính và truy cập internet tại thư viện để tiếp cận tới thông tin hữu ích, phù hợp đáp ứng nhu cầu thông tin, học tập, áp dụng vào cuộc sống, lao động sản xuất.

- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định sử dụng máy tính và truy cập internet của người sử dụng; có biện pháp đề phòng , phát hiện và ngăn chặn kịp thời các đối tượng sử dụng có hành vi vi phạm nội quy sử dụng máy tính và internet (truy cập các trang Web đen, chơi games trực tuyến…).

- Thực hiện thống kê đầy đủ, chi tiết việc sử dụng máy tính và internet của người dân; cung cấp chính xác và đầy đủ về dịch vụ sử dụng máy tính và internet cho các cơ quan chức năng khác khi có yêu cầu.

- Được phép khước từ yêu cầu sử dụng máy tính, truy cập internet của người sử dụng khi yêu cầu đó trái với nội quy của thư viện.

 
                                                                                              THƯ VIỆN XÃ TÂN CHÂU


LỊCH LÀM VIỆC TẠI THƯ VIỆN XÃ TÂN CHÂU

( Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần )

Công việc
Hàng ngày
Hàng tuần
Hàng tháng
1.      Hỗ trợ người dân sử dụng máy tính và truy nhập Internet.
BUỔI SÁNG
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


 
 
BUỔI CHIỀU VÀ TỐI
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
- 7h30:Chuẩn bị phòng, quét dọn, làm vệ sinh ,bật máy.
- 7h45:
+ Mở cửa phục vụ.
+ Bố trí chỗ ngồi .
+ Nắm bắt thông tin người sử dụng.
+ Hướng dẫn người sử dụng.
+ Quan sát thống kê người sử dụng.
- 10h45: Thông báo sắp hết giờ phục vụ.
- 11h: đóng cửa, ngừng tiếp, tiện khách và khóa cửa.
 
- 13h30:
+ Mở cửa phục vụ.
+ Bố trí chỗ ngồi .
+ Nắm bắt thông tin người sử dụng.
+ Hướng dẫn người sử dụng.
+ Quan sát thống kê người sử dụng.
- 19h45: Thông báo sắp hết giờ phục vụ.
- 20h: đóng cửa, ngừng tiếp, tiện khách và khóa cửa.
Thống kê lại số lượt  người truy cập.
- Tổng hợp báo cáo tháng.( vào ngày 25 hàng tháng).
- Báo cáo tháng ( vào ngày 27 hàng tháng)
- Thống kê lại số lượt người truy cập, trong đó:
+ Số lượt người quay lại truy cập.
+ Số lượt người truy cập mới.
- Nội dụng phục vụ.
- Mức độ hài lòng.
- Hạn chế, tồn tại, rút kinh nghiệm.
- Lập kế  hoạch hoạt động tháng.
2. Đào tạo người sử dụng
- Hướng dẫn người dân sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng.
- Nắm bắt thông tin người sử dụng để mở lớp đào tạo cho phù hợp.
- Mở lớp đào tạo người sử dụng vào thứ 6 hàng tuần, từ 16h30 đến 18h. Mỗi lớp học gồm 5 – 10 người.
- Gồm 03 nhóm đối tượng:
+ CB,CNVC.
+ Học sinh.
+ Nông dân.
- Báo cáo công tác đào tạo người sử dụng về:
+ Số lượng người đào tạo.
+ Chất lượng đào tạo.
+ Nội dung đào tạo.
+ Thời gian đào tạo.
3. Xây dựng bộ sưu tập số tại địa phương.
- Nắm bắt thông tin.
- Tìm kiếm thông tin.
- Nắm bắt thông tin.
- Tìm kiếm thông tin.
Bước 1: - Nắm bắt nhu cầu thông tin tại địa phương  như tình hình phát triển kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục tại địa phương.
- Tìm hiểu nhu cầu thông tin người dân địa phương quan tâm đến.
- Những điểm mạnh của địa phương mình.
Bước 2: Xây dựng đề cương chi tiết cho Bộ sưu tập thực  hiện dựa trên cơ sở đối tượng sử dụng, xác định chủ đề, loại tài liệu, định dạng,hình thức trình bày…..
Bước 3: Thu tập, sưu tầm số hóa tài liệu theo từng chủ đề đã xác định tiến hành ghi đầy đủ các thông tin cần thiết như: nhan đề, chủ đề, thông tin tác giả, thời gian phát hành, nguồn trích ……
Bước 4: Biên mục, sử dụng công cụ biên mục của một phần mền chuyên dùng cho bộ sưu tập số như Grenstone … để biên mục.
Bước 5: Điều chỉnh bộ sưu tập. hoàn chỉnh bằng cách bổ sung các chức năng khác như: điều chỉnh giao diện bộ sưu tập, đánh chỉ muc…
Bước 6: Đưa vào khai thác và chờ ý kiến phản hồi của người truy cập.

 





























 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét